Cận cảnh ô nhiễm của sông Tô Lịch trước khi được “hồi sinh”
11:04 12/04/2024
Mang đúng nghĩa của một con sông “chết”, dòng chảy của sông Tô Lịch (Hà Nội) không được lưu thông nên nước thải tù đọng đóng váng đen kịt, nổi bọt và rác thải khắp nơi.
Theo Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP thông qua, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm "sống" lại các dòng sông.Với phương án này, nước sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy, thoát cảnh dòng sông chết, tích tụ nước thải gây ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm qua.Trên thực tế, đây không phải lần đầu Hà Nội đưa ra giải pháp “hồi sinh” sông Tô Lịch.Bởi từ năm 1990 đến nay, sông Tô Lịch đã trải qua nhiều phương pháp thử nghiệm của các tổ chức quốc tế và trong nước. Ví dụ như giữa năm 2019, có dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản. Nhưng sau vài tháng thử nghiệm, dự án kết thúc mà không thu được kết quả.Cũng năm 2019, Hà Nội thử nghiệm việc làm sạch sông Tô Lịch bằng chế phẩm Redoxy-3C tại đoạn sông qua khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, thử nghiệm này cũng nhanh chóng “chết yểu”.Bên cạnh đó, TP cũng triển khai nhiều dự án với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng nhằm thu gom và xử lý nước thải. Đến nay, trên địa bàn Thủ đô đã có sáu trạm, nhà máy xử lý nước thải được đưa vào hoạt động. Mặc dù vậy, tình trạng ô nhiễm của các dòng sông lớn như Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét vẫn ngày càng nghiêm trọng.Trao đổi với PV, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, căn cứ báo cáo có thể thấy mỗi ngày Thủ đô có khoảng 350.000 - 400.000m3 nước thải sinh hoạt và hơn 1.000m3 rác thải, trong đó chỉ có 10% được xử lý, số còn lại đều đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi, nhất là sông Tô Lịch.Khảo sát sông Tô Lịch đoạn chảy dọc đường Láng (quận Đống Đa) đến đường Quan Hoa (Cầu Giấy), có thể thấy ngày nắng cũng như mưa, dòng sông luôn bốc mùi khó chịu.Một số đoạn sông Tô Lịch trở thành nơi xả rác thải của người dân.Mang đúng nghĩa của một dòng sông “chết”, dòng chảy của sông Tô Lịch không được lưu thông nên nước sông đóng váng, nổi bọt khắp nơi.Máy móc, vật liệu xây dựng để ngổn ngang ở một số đoạn sông Tô Lịch.Từ nhiều năm qua, nước sông Tô Lịch đen kịt trong khi lòng sông đặc quánh bùn và rác thải.
Liên quan đến việc “hồi sinh” sông Tô Lịch, nhiều chuyên gia cho rằng cần có cách tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trên các lĩnh vực. Cụ thể, cần điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050. Xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý nước thải đô thị, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thu gom và xử lý nước thải của thành phố nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt 4 con sông;...
Bên cạnh đó, thành phố cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng các trạm, nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn, trạm xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp, làng nghề bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế... trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.
Trong thời gian ngắn, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) liên tiếp trúng nhiều gói thầu xây dựng, tư vấn thiết kế có giá trị lớn trên cả nước, trong đó có những dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Sự "thăng hoa" bất thường này khiến dư luận đặt câu hỏi: liệu quy trình đấu thầu có thực sự khách quan, minh bạch? Và việc phân bổ ngân sách đầu tư công liệu có đang tạo ra sự mất cân đối, tập trung ưu ái cho một số ít đơn vị?
Tại tỉnh Bình Dương - nơi được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp”, thương hiệu của Tập đoàn Bcons đã trở nên thân thuộc, gần gũi với mỗi người dân. Dự án Bcons Solary vừa mới ra mắt, càng minh chứng rõ nét hơn trong hành trình tạo dựng niềm tin và trách nhiệm đối với khách hàng về dòng căn hộ vừa túi tiền và tạo không gian sống hiện đại giữa lòng “đô thị trẻ”.
Từ lâu tập gym đã trở thành một sở thích không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe và hình thể mà tập gym mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên tác hại của tập gym đối với nữ là một điều mà không phải chị em nào cũng có thể lường trước và phòng tránh.
Không giống nam giới, phụ nữ có nồng độ hormone testosterone rất thấp - đây là hormone quan trọng trong phát triển khối cơ. Chính vì vậy, dù tập gym đều đặn, việc hình thành "cơ bắp cuồn cuộn" là điều rất khó xảy ra ở nữ giới.
Ngày 18/4/2025, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2024 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ vượt 30.400 tỷ đồng và kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Bảo hiểm Xã hội TP HCM vừa công bố danh sách 17.898 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm từ 3 tháng trở lên (Số liệu chậm đóng được tính đến hết 31/3/2025, cập nhật UNC đến hết ngày 14/4/2025). Trong danh sách này, nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số tiền lớn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam – Café Show VietNam 2025 từ ngày 17-19/4/2025, tại Trung tâm Triển lãm & hội nghị Sài Gòn SECC, TPHCM.
Theo báo cáo từ Chứng khoán VPBank (VPBankS) đơn vị đóng vai trò đại diện người sở hữu và tổ chức lưu ký cho hai lô trái phiếu TTCCH2428001 và TTCCH2428002, tỷ lệ tổng nợ phải trả (bao gồm cả các nghĩa vụ cam kết với bên thứ ba) trên vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC) trên báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán 2024 là 2,55 lần.
Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024.
CTCP Sữa Quốc tế Lof (UPCoM: IDP) vừa ghi nhận giao dịch bán ra toàn bộ cổ phiếu của hai lãnh đạo chủ chốt. Động thái này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận 2025 giảm mạnh và dự kiến thực hiện mua lại một lượng lớn cổ phiếu quỹ.