Vì sao Công viên 29/3 - "lá phổi xanh" của Đà Nẵng phải lùi thời gian khởi công?
19:30 14/06/2024
Loay hoay trong việc không tìm được chất đổ thải và một số vướng mắc khác, dự án Cải tạo, nâng cấp Công viên 29 tháng 3 ở Đà Nẵng phải xin lùi thời gian khởi công tới tháng 11/2024 thay vì tháng 6/2024 như kế hoạch.
Mới đây, dự án Cải tạo, nâng cấp Công viên 29 tháng 3 (Công viên 29/3) tại TP. Đà nẵng đã được chủ đầu tư là BQL dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà nẵng kiến nghị gia hạn thời gian khởi công. (Ảnh: Ngọc Hân - Thanh niên)Theo kế hoạch đã phê duyệt trước đó, tháng 6/2024 dự án sẽ khởi công. Thế nhưng tới thời điểm hiện tại, Sở Xây dựng vẫn đang thẩm định dự án. Dự kiến tới tháng 10/2024, hồ sơ thiết kế mới được phê duyệt và tới tháng 11 mới có thể triển khai thi công. (Ảnh: Hà Nam - kênh 14)Từ tháng 7/2023, dự án Cải tạo, nâng cấp Công viên 29/3 được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 673 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và nằm trong danh mục công trình trọng điểm của thành phố. (Ảnh: Hoài Thu - CAND)Vướng mắc lớn nhất khiến cho việc khởi công dự án bị đình trệ là do chưa tìm được vị trí đổ bùn nạo vét từ lòng hồ. Theo đó, Công viên 29/3 có diện tích mặt hồ hơn 106.000m2, đây là hồ điều tiết lớn nhất trung tâm TP. Đà Nẵng. Với công tác cải tạo, ước tính sẽ có khoảng 115.000m3 bùn được nạo vét từ lòng hồ. (Ảnh: Hoàng Vinh - Giáo dục thời đại)Ban đầu, lượng bùn nạo vét được chủ đầu tư dự tính chuyển đến bãi rác Khánh Sơn. Tuy nhiên do khối lượng bùn quá lớn và không đủ điều kiện nhận chìm nên Sở TN&MT Đà Nẵng cho rằng việc chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn là không phù hợp. Sở TN&MT cũng đề nghị chủ đầu tư phân tích, đánh giá lượng bùn đất nạo vét tại dự án và phối hợp với các Sở, ngành để tìm phương án đổ thải trên bờ phù hợp. (Ảnh: Hà Nam - kênh 14)Sau thời gian nghiên cứu, giữa tháng 4/2024, Sở TN&MT thành phố đã thống nhất lựa chọn 2 địa điểm đáp ứng yêu cầu, không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và có thể tiếp nhận bùn đất nạo vét từ lòng hồ. Trong ảnh là hàng ghế đá công viên đã hư hỏng. (Ảnh: Hoàng Vinh - Giáo dục thời đại)Cụ thể: Điểm đổ thải số 1 tại mỏ đá xây dựng Hố Chuồn của Công ty Xây dựng Dinco thuộc địa phận xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), có thể tiếp nhận khoảng 100.000m3 bùn đất. Điểm đổ thải thứ 2 có thể tiếp nhận khoảng 15.000m3 bùn đất là Kho 83 – Cục Kỹ thuật, Binh chủng Công Binh tại phường Hòa Nam Khánh (Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng). Trong ảnh là một hạng mục trò chơi tại công viên đã hư hỏng và dừng hoạt động từ lâu. (Ảnh: Hà Nam - kênh 14)Theo đó, phương án hút cạn nước hồ đã được chủ đầu tư đề xuất. Sau khi hút cạn sẽ dùng máy đào và ô tô vận chuyển bùn nạo vét chở đến mỏ đá để hoàn thổ. Trong ảnh là khu vui chơi giải trí đã xuống cấp của Công viên 29/3. (Ảnh: Hải Quỳnh - Báo Công an TP. Đà Nẵng)Công viên 29 tháng 3 được xem là “lá phổi xanh” của TP. Đà Nẵng nhưng hiện nay đã xuống cấp (Ảnh: Hoàng Vinh - Giáo dục thời đại)Khu vui chơi nghèo nàn, vườn thú ô nhiễm không đảm bảo bảo quy trình nuôi nhốt động vật hoang dã. Bên cạnh đó, hệ thống cây xanh chưa có độ che phủ lớn và cũng chưa phát huy được vẻ đẹp của công viên trung tâm. (Ảnh: Ngọc Hân - Thanh niên)Chưa dừng lại ở đó, nước hồ trong công viên luôn trong tình trạng ô nhiễm do hệ thống nước thải của các khu dân cư xung quanh hiện vẫn xả trực tiếp vào hồ. (Ảnh: Ngọc Hân - Thanh niên)Từ những vấn đề trên có thể thấy việc cải tạo, nâng cấp Công viên 29/3 là thực sự cần thiết. Trước những kiến nghị của người dân, từ 10 năm trước chủ trương cải tạo Công viên 29/3 đã được TP. Đà Nẵng đưa ra. Nhưng chưa triển khai do việc kêu gọi xã hội hóa gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Ngọc Hân - Thanh niên)Tới năm 2019, Đà Nẵng tổ chức cuộc thi tìm kiếm phương án kiến trúc, điều chỉnh quy hoạch cho công viên này và có phương án xử lý những vấn đề bất cập về vệ sinh môi trường của vườn thú.Cuộc thi đã tìm ra giải Nhất với phần thưởng 300 triệu đồng cho phương án kiến trúc “Chiếc nhẫn vì hòa bình” do Công ty StudioMilou Architecture của Singapore thiết kế. Do chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa, phương án này cũng được trao giải cộng đồng. Lối vào công viên tại đường Nguyễn Tri PhươngPhối cảnh Quảng trường trung tâm của công viênPhối cảnh nhạc nước diễn ra giữa lòng hồ thuộc Công viên 29/3BQL dự án cho hay, dự án Cải tạo, nâng cấp Công viên 29/3 sẽ tiến hành giải tỏa, đền bù, thu hồi diện tích đất 2.989m2; Xây dựng mới công trình theo kiến trúc “Chiếc nhẫn vì hòa bình” với khu vực cổng vào nằm ở đường Nguyễn Tri Phương; Cải tạo, nâng cấp và làm mới phần cảnh quan như: đường dạo, bến thuyền, cây xanh, bãi đỗ xe, khu thể dục thể thao, nhà vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, nạo vét lòng hồ, lắp đặt hệ thống đài phun nước...
Trong thời gian ngắn, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) liên tiếp trúng nhiều gói thầu xây dựng, tư vấn thiết kế có giá trị lớn trên cả nước, trong đó có những dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Sự "thăng hoa" bất thường này khiến dư luận đặt câu hỏi: liệu quy trình đấu thầu có thực sự khách quan, minh bạch? Và việc phân bổ ngân sách đầu tư công liệu có đang tạo ra sự mất cân đối, tập trung ưu ái cho một số ít đơn vị?
Tại tỉnh Bình Dương - nơi được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp”, thương hiệu của Tập đoàn Bcons đã trở nên thân thuộc, gần gũi với mỗi người dân. Dự án Bcons Solary vừa mới ra mắt, càng minh chứng rõ nét hơn trong hành trình tạo dựng niềm tin và trách nhiệm đối với khách hàng về dòng căn hộ vừa túi tiền và tạo không gian sống hiện đại giữa lòng “đô thị trẻ”.
Từ lâu tập gym đã trở thành một sở thích không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe và hình thể mà tập gym mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên tác hại của tập gym đối với nữ là một điều mà không phải chị em nào cũng có thể lường trước và phòng tránh.
Không giống nam giới, phụ nữ có nồng độ hormone testosterone rất thấp - đây là hormone quan trọng trong phát triển khối cơ. Chính vì vậy, dù tập gym đều đặn, việc hình thành "cơ bắp cuồn cuộn" là điều rất khó xảy ra ở nữ giới.
Ngày 18/4/2025, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2024 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ vượt 30.400 tỷ đồng và kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Bảo hiểm Xã hội TP HCM vừa công bố danh sách 17.898 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm từ 3 tháng trở lên (Số liệu chậm đóng được tính đến hết 31/3/2025, cập nhật UNC đến hết ngày 14/4/2025). Trong danh sách này, nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số tiền lớn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam – Café Show VietNam 2025 từ ngày 17-19/4/2025, tại Trung tâm Triển lãm & hội nghị Sài Gòn SECC, TPHCM.
Theo báo cáo từ Chứng khoán VPBank (VPBankS) đơn vị đóng vai trò đại diện người sở hữu và tổ chức lưu ký cho hai lô trái phiếu TTCCH2428001 và TTCCH2428002, tỷ lệ tổng nợ phải trả (bao gồm cả các nghĩa vụ cam kết với bên thứ ba) trên vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC) trên báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán 2024 là 2,55 lần.
Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024.
CTCP Sữa Quốc tế Lof (UPCoM: IDP) vừa ghi nhận giao dịch bán ra toàn bộ cổ phiếu của hai lãnh đạo chủ chốt. Động thái này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận 2025 giảm mạnh và dự kiến thực hiện mua lại một lượng lớn cổ phiếu quỹ.