Hàng vạn cư dân Khu đô thị Thanh Hà mòn mỏi chờ nước sạch
19:20 13/03/2024
Do quá bức xúc về việc nước nhiễm bẩn nên từ cuối tháng 2/2024 đến nay, Ban Quản lý các tòa nhà thuộc Khu đô thị Thanh Hà (phường Phú Lương và Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) đã triển khai việc lấy chữ kí của cư dân để đổi nhà cung cấp nước.
Liên quan đến vụ việc hàng chục nghìn cư dân Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà viết đơn kêu cứu vì nước nhiễm bẩn, tại buổi họp ngày 13/10/2023 với Chủ đầu tư KĐT Thanh Hà (Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5), các đơn vị cấp nước và đại diện cư dân, Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu Chủ đầu tư cải tiến, nâng cấp hệ thống khai thác nước ngầm, đảm bảo tiêu chuẩn mới trong vòng 3 tháng.Tuy nhiên, trao đổi với Đô Thị Mới ngày 13/3, anh Nguyễn Trọng Hướng (Cư dân tòa HH02 -1C KĐT Thanh Hà) cho biết hiện tại, dù đã quá thời hạn 2 tháng nhưng phía Chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành việc cải tiến, nâng cấp hệ thống khai thác nước ngầm đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu của Sở Xây dựng.“Mặc dù cư dân đã nhiều lần yêu cầu phía Chủ đầu tư phải có công văn trả lời rõ ràng về việc cung cấp nước sạch cho KĐT nhưng đến nay, họ vẫn chưa có động thái gì. Thậm chí, đại diện cư dân đã không ít lần đến gặp Chủ đầu tư nhưng họ trốn tránh trách nhiệm, không ngồi lại đàm phán với chúng tôi”, anh Nguyễn Trọng Hướng bức xúc nói.Cũng theo anh Nguyễn Trọng Hướng, do quá bức xúc về việc nước nhiễm bẩn nên từ cuối tháng 2/2024 đến nay, các tòa nhà trong KĐT Thanh Hà triển khai việc lấy chữ kí của cư dân để đổi nhà cung cấp nước (Ảnh do cư dân cung cấp)Theo tìm hiểu, trong đêm 23/10, hàng nghìn người dân ở KĐT Thanh Hà đã đồng loạt ký tên vào đơn kêu cứu khẩn cấp gửi tới nhiều cơ quan, ban, ngành để phản ánh những vi phạm của Công ty Cổ phần nước sạch Nam Hà Nội, Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà liên quan đến quy chuẩn, chất lượng nước sinh hoạt tại đây.Đặc biệt, ngày 5/10/2023, nhiều cư dân sinh sống tại KĐT Thanh Hà xuất hiện triệu chứng nổi mẩn ngứa, phồng rộp da, viêm nhiễm phụ khoa, đau mắt, buồn nôn, chóng mặt,…sau khi sử dụng nguồn nước được cấp. (Ảnh do cư dân cung cấp)Theo kết quả thử nghiệm mẫu nước sau đó từ Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) thì hàm lượng Amoni trong nước tại KĐT Thanh Hà ở ngưỡng 11,46 mg/lít, gấp 38,2 ngưỡng giới hạn cho phép (0,3 mg/l - Theo TCVN 6179-1:1996). Không chỉ vậy, hàm lượng Clo cũng vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần.Bên cạnh đó, cư dân còn phản ánh vị trí của trạm khai thác nước ngầm Thanh Hà chỉ cách nghĩa trang khoảng 500 m và gần kênh nước có dấu hiệu ô nhiễm, ngập rác thải và bốc mùi hôi thối.Ghi nhận thực tế, hiện tại toàn bộ các tòa nhà tại KĐT Thanh Hà đều treo băng rôn với nội dung: “Cư dân Thanh Hà cần nước sạch, cung cấp nước bẩn là tội ác”.Do lo ngại về vấn đề sức khỏe nên nhiều cư dân phải mua nước bình từ nơi khác về sử dụng.Qua khảo sát, trung bình một bình nước 16 lít có giá 50.000 đồng thì tại KĐT Thanh Hà, cư dân phải bấm bụng mua với giá 65.000 đồng.Thay mặt cho mong muốn của hàng vạn cư dân tại KĐT Thanh Hà, anh Nguyễn Trọng Hướng bày tỏ: “Khu đô thị Thanh Hà có 26 tòa nhà, cao từ 6 đến 19 tầng, cùng các khu nhà biệt thự liền kề thấp tầng, với khoảng 30.000 dân đang sinh sống. Vì vậy, việc khắc phục sự ô nhiễm là vô cùng ấp thiết. Vấn đề nước bẩn kéo dài càng lâu thì chúng tôi càng mệt mỏi về tinh thần và sức khỏe. Hi vọng Chủ đầu tư sớm có phương án cung cấp nước sạch cho cư dân để chúng tôi yên tâm sinh sống và làm việc”.
Trong thời gian ngắn, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) liên tiếp trúng nhiều gói thầu xây dựng, tư vấn thiết kế có giá trị lớn trên cả nước, trong đó có những dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Sự "thăng hoa" bất thường này khiến dư luận đặt câu hỏi: liệu quy trình đấu thầu có thực sự khách quan, minh bạch? Và việc phân bổ ngân sách đầu tư công liệu có đang tạo ra sự mất cân đối, tập trung ưu ái cho một số ít đơn vị?
Tại tỉnh Bình Dương - nơi được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp”, thương hiệu của Tập đoàn Bcons đã trở nên thân thuộc, gần gũi với mỗi người dân. Dự án Bcons Solary vừa mới ra mắt, càng minh chứng rõ nét hơn trong hành trình tạo dựng niềm tin và trách nhiệm đối với khách hàng về dòng căn hộ vừa túi tiền và tạo không gian sống hiện đại giữa lòng “đô thị trẻ”.
Từ lâu tập gym đã trở thành một sở thích không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe và hình thể mà tập gym mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên tác hại của tập gym đối với nữ là một điều mà không phải chị em nào cũng có thể lường trước và phòng tránh.
Không giống nam giới, phụ nữ có nồng độ hormone testosterone rất thấp - đây là hormone quan trọng trong phát triển khối cơ. Chính vì vậy, dù tập gym đều đặn, việc hình thành "cơ bắp cuồn cuộn" là điều rất khó xảy ra ở nữ giới.
Ngày 18/4/2025, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2024 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ vượt 30.400 tỷ đồng và kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Bảo hiểm Xã hội TP HCM vừa công bố danh sách 17.898 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm từ 3 tháng trở lên (Số liệu chậm đóng được tính đến hết 31/3/2025, cập nhật UNC đến hết ngày 14/4/2025). Trong danh sách này, nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số tiền lớn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam – Café Show VietNam 2025 từ ngày 17-19/4/2025, tại Trung tâm Triển lãm & hội nghị Sài Gòn SECC, TPHCM.
Theo báo cáo từ Chứng khoán VPBank (VPBankS) đơn vị đóng vai trò đại diện người sở hữu và tổ chức lưu ký cho hai lô trái phiếu TTCCH2428001 và TTCCH2428002, tỷ lệ tổng nợ phải trả (bao gồm cả các nghĩa vụ cam kết với bên thứ ba) trên vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC) trên báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán 2024 là 2,55 lần.
Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024.
CTCP Sữa Quốc tế Lof (UPCoM: IDP) vừa ghi nhận giao dịch bán ra toàn bộ cổ phiếu của hai lãnh đạo chủ chốt. Động thái này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận 2025 giảm mạnh và dự kiến thực hiện mua lại một lượng lớn cổ phiếu quỹ.