KĐT Thanh Hà: Chấm dứt hợp đồng với đơn vị cung cấp nước, dân mua đất 10 năm chưa được xây nhà
13:16 19/03/2024
Sau thời gian dài đấu tranh đòi nước sạch, từ ngày 25/3 tới, hàng vạn cư dân tại Khu đô thị Thanh Hà (phường Phú Lương, phường Kiến Hưng của quận Hà Đông và xã Cự Khê của Huyện Thanh Oai, Hà Nội) sẽ được cấp nước từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông. Mặc dù vậy, một vấn đề mà nhiều người dân cũng đang bức xúc tại đây là việc mua đất nhiều năm nhưng vẫn chưa được xây dựng nhà.
Chấm dứt hợp đồng cung cấp nước tại Khu đô thị Thanh Hà
Liên quan đến vụ việc “Hàng vạn cư dân Khu đô thị Thanh Hà mòn mỏi chờ nước sạch” mà Đô Thị Mới đã phản ánh, anh Nguyễn Trọng Hướng (cư dân tòa HH02 -1C, Khu đô thị Thanh Hà) cho biết, phía chủ đầu tư là Công ty CP phát triển địa ốc Cienco5 vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND TP Hà Nội về việc này.
Cụ thể, phía Chủ đầu tư viện dẫn các văn bản của UBND TP từ năm 2004 đến 2008 đều quy định đơn vị cung cấp và vận hành và quản lý việc cung cấp nước sạch tại KĐT Thanh Hà - Cienco5 là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông.
Từ năm 2018, UBND TP Hà Nội cho phép Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà cung cấp nước sạch cho KĐT Thanh Hà - Cienco bằng nguồn nước sản xuất tại trạm xử lý nước sạch Thanh Hà. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, nguồn nước ngầm của Trạm xử lý nước sạch Thanh Hà không đảm bảo chất lượng nên đã dừng cấp nước cho KĐT Thanh Hà.
Nguồn nước còn lại cung cấp cho KĐT Thanh Hà là nước sạch sông Đuống do Công ty cổ phần nước sạch Nam Hà Nội mua từ Công ty TNHH MTV phân phối nước sạch huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai. Tuy nhiên, kể từ ngày 25/3/2024, hợp đồng cung cấp nước sạch của hai đơn vị này hết thời hạn và không tiếp tục gia hạn nên Công ty cổ phần nước sạch Nam Hà Nội không còn nước sạch để cung cấp cho KĐT Thanh Hà.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông tiếp nhận, quản lý, đầu tư, cung cấp nước sạch cho KĐT Thanh Hà A- Cienco5 và KĐT Thanh Hà B - Cienco kể từ ngày 25/3/2024
Hiện nay, KĐT Thanh Hà chỉ còn một nguồn cấp nước duy nhất từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông. Do đó, để đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho người dân KĐT Thanh Hà, Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 đề nghị UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông tiếp nhận, quản lý, đầu tư, cung cấp nước sạch cho KĐT Thanh Hà A- Cienco5 và KĐT Thanh Hà B - Cienco kể từ ngày 25/3/2024.
Bên cạnh đó, phía Chủ đầu tư đã có thông báo đến cư dân KĐT Thanh Hà về việc chấm dứt hợp đồng với Công ty Cổ phần nước sạch Nam Hà Nội và Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà kể từ ngày 25/3/2024. Ngoài ra, Cienco5 đề nghị cư dân phối hợp xác định chỉ số đồng hồ nước của từng hộ để đảm bảo công tác cung cấp nước không bị gián đoạn và ảnh hưởng do thay đổi đơn vị cung cấp nước sạch.
Mua đất 10 năm chưa được xây nhà
Theo tìm hiểu, dự án KĐT Thanh Hà - Cienco 5 là một phần trong dự án BT đổi đất lấy hạ tầng. Chủ đầu tư có nghĩa vụ xây dựng tuyến đường trục phía Nam dài khoảng 40km, nối khu vực Hà Đông qua các huyện phía Nam tỉnh Hà Tây cũ, đổi lại Cienco 5 được giao làm chủ đầu tư 3 dự án là KĐT Thanh Hà A, Thanh Hà B và KĐT Mỹ Hưng, tổng diện tích khoảng 600 ha.Tuy nhiên, trên thực tế dự án này triển khai quá ì ạch. KĐT Mỹ Hưng nhiều năm vẫn chưa hoàn thiện mặt bằng, KĐT Thanh Hà dù đã hoàn thiện đến 90% hệ thống hạ tầng đường sá, điện nước, cây xanh, đèn chiếu sáng nhưng đình trệ, không thể xây dựng tiếp, gây ra tình trạng hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai.Trong khi đó, tuyến đường trục phía Nam cũng dang dở nhiều năm. Mới đây, UBND TP Hà Nội phải thống nhất gia hạn thời gian thực hiện dự án, định hướng thông tuyến vào năm 2025.Đáng chú ý, người dân liên tục phản ánh về việc họ bỏ tiền tỷ để mua đất tại KĐT Thanh Hà nhưng suốt nhiều năm không thể xây dựng nhà ở, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Tại báo cáo cử tri cuối năm 2023, nhiều ý kiến cho rằng việc xảy ra sai phạm là thuộc về Chủ đầu tư nhưng người dân lại đang phải gánh chịu hậu quả. Do đó, cử tri đề nghị UBND TP Hà Nội và các cơ quan cho phép xây dựng đối với những khu vực phù hợp với quy hoạch trước để đảm bảo cuộc sống.Trả lời cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, UBND TP đã có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 279 ngày 13/6/2023. Trong đó nêu: Tại KĐT Thanh Hà A, Thanh Hà B, đối với các hạng mục công trình không có vi phạm về trật tự xây dựng, vi phạm về quy hoạch, giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND quận Hà Đông, UBND huyện Thanh Oai, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tham mưu, báo cáo UBND TP để hoàn thiện các thủ tục liên quan, đảm bảo quyền lợi của người dân.Các nội dung khó khăn, vướng mắc còn tồn tại của dự án đối ứng (dự án Thanh Hà A, Thanh Hà B, Mỹ Hưng) trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Oai có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực đã được UBND TP chỉ đạo các đơn vị có liên quan tại Thông báo số 279 nêu trên.“Việc người dân mua đất tại KĐT Thanh Hà theo hợp đồng thỏa thuận dân sự giữa các cá nhân với CTCP Phát triển địa ốc Cienco 5, cơ quan Nhà nước không có thẩm quyền can thiệp”, UBND TP Hà Nội nêu rõ.Mới đây nhất, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5. Theo đó, UBND TP thống nhất cho phép tiếp tục triển khai các quy trình, thủ tục để đầu tư xây dựng các công trình thuộc đối tượng miễn cấp giấy phép xây dựng (theo quy định pháp luật tại thời điểm xây dựng công trình và hiện hành), không có vi phạm về quy hoạch, đất đai, xây dựng; để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, người dân có liên quan trong việc khai thác, vận hành các công trình trong KĐT Thanh Hà.Trong đó, lô đất B1.1 phù hợp với điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết được duyệt, Sở Xây dựng đã có thông báo số 519 ngày 16/1/2020 thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình nhà ở thấp tầng, thuộc đối tượng miễn phép xây dựng, đủ điều kiện triển khai đầu tư.Tại các lô đất B1.2 – B1.4; B2.2 - B2.5; A1.1+ A1.3; A2.1-A2.7, nhà đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế cơ sở, trình cấp thẩm quyền thẩm tra, thẩm định theo quy trình, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng.
Trong thời gian ngắn, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) liên tiếp trúng nhiều gói thầu xây dựng, tư vấn thiết kế có giá trị lớn trên cả nước, trong đó có những dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Sự "thăng hoa" bất thường này khiến dư luận đặt câu hỏi: liệu quy trình đấu thầu có thực sự khách quan, minh bạch? Và việc phân bổ ngân sách đầu tư công liệu có đang tạo ra sự mất cân đối, tập trung ưu ái cho một số ít đơn vị?
Tại tỉnh Bình Dương - nơi được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp”, thương hiệu của Tập đoàn Bcons đã trở nên thân thuộc, gần gũi với mỗi người dân. Dự án Bcons Solary vừa mới ra mắt, càng minh chứng rõ nét hơn trong hành trình tạo dựng niềm tin và trách nhiệm đối với khách hàng về dòng căn hộ vừa túi tiền và tạo không gian sống hiện đại giữa lòng “đô thị trẻ”.
Từ lâu tập gym đã trở thành một sở thích không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe và hình thể mà tập gym mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên tác hại của tập gym đối với nữ là một điều mà không phải chị em nào cũng có thể lường trước và phòng tránh.
Không giống nam giới, phụ nữ có nồng độ hormone testosterone rất thấp - đây là hormone quan trọng trong phát triển khối cơ. Chính vì vậy, dù tập gym đều đặn, việc hình thành "cơ bắp cuồn cuộn" là điều rất khó xảy ra ở nữ giới.
Ngày 18/4/2025, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2024 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ vượt 30.400 tỷ đồng và kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Bảo hiểm Xã hội TP HCM vừa công bố danh sách 17.898 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm từ 3 tháng trở lên (Số liệu chậm đóng được tính đến hết 31/3/2025, cập nhật UNC đến hết ngày 14/4/2025). Trong danh sách này, nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số tiền lớn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam – Café Show VietNam 2025 từ ngày 17-19/4/2025, tại Trung tâm Triển lãm & hội nghị Sài Gòn SECC, TPHCM.
Theo báo cáo từ Chứng khoán VPBank (VPBankS) đơn vị đóng vai trò đại diện người sở hữu và tổ chức lưu ký cho hai lô trái phiếu TTCCH2428001 và TTCCH2428002, tỷ lệ tổng nợ phải trả (bao gồm cả các nghĩa vụ cam kết với bên thứ ba) trên vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC) trên báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán 2024 là 2,55 lần.
Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024.
CTCP Sữa Quốc tế Lof (UPCoM: IDP) vừa ghi nhận giao dịch bán ra toàn bộ cổ phiếu của hai lãnh đạo chủ chốt. Động thái này diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận 2025 giảm mạnh và dự kiến thực hiện mua lại một lượng lớn cổ phiếu quỹ.